Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

Get Started. It's Free
or sign up with your email address
Triết học và vấn đề cơ bản của triết học by Mind Map: Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

1. Vấn đề cơ bản của triết học

1.1. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học

1.1.1. “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại.”

1.1.2. 2 mặt trong vấn đề cơ bản của triết học

1.1.2.1. Giữa vật chất và ý thức thì cái nào **có trước và quyết định?**

1.1.2.2. **Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?**

1.1.2.2.1. Con Người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được SV - HT

1.1.3. Vấn đề về mối quan hệ giữa ý thức với vật chất là vấn đề cơ bản của triết học là vì

1.1.3.1. Thứ nhất, đây là vấn đề về mối quan hệ giữa hai loại sự vật hiện tượng bao trùm thế giới (vật chất và ý thức). Vì thế, mọi trào lưu triết học dù vô tình, hay hữu ý, dù tự phát hay tự giác, dù muốn, dù không phải đề cập, giải quyết

1.1.3.2. Thứ hai, việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học sẽ là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học

1.1.3.3. Thứ ba, việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học như thế nào là cơ sở để phân chia các trào lưu triết học trong lịch sử

1.2. 3 trường phái (1 mặt của triết học)

1.3. 6 trường phái

1.3.1. Chủ nghĩa duy vật

1.3.1.1. Vật chất là thứ có trước và VC có trước và quyết định YT

1.3.2. Chủ nghĩa duy tâm

1.3.2.1. YT có trước và quyết định VC

1.3.3. Nhị nguyên luận

1.3.3.1. Không cái nào có trước và quyết đinh

1.3.4. Hoài nghi luận

1.3.4.1. Không xác định

1.3.5. Khả tri luận

1.3.5.1. Thuyết có thể biết

1.3.6. Bất khả tri luận

1.3.6.1. Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên có thể cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới.

2. VC và YT

2.1. Chủ nghĩa duy vật

2.1.1. 1. Chủ nghĩa duy vật chất phác

2.1.1.1. Lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới.

2.1.1.2. Là hình thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật, quan niệm về thế giới mang tính trực quan, cảm tính, chất phác.

2.1.1.3. Chủ nghĩa duy vật chất phác thời Cổ đại có ưu điểm là dựa vào giới tự nhiên để giải thích thế giới, không dựa vào Thượng đế hay các lực lượng siêu nhiên.

2.1.1.4. Thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay một số vật chất cụ thể của vật chất và đưa ra những kết luận mà về sau người ta thấy mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác

2.1.1.5. Hạn chế tính trực quan, cảm tính

2.1.2. 2. Chủ nghĩa duy vật siêu hình

2.1.2.1. Chịu ảnh hưởng của cơ học cổ điển thế kỷ XV – XVIII, đặc biệt là thế kỷ XVII- XVIII. Xem thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản là ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại.

2.1.2.2. Tuy còn hạn chế về phương pháp luận siêu hình, máy móc. Góp phần đẩy lùi thế giới quan duy tâm, tôn giáo ở thời kỳ chuyển tiếp từ Trung cổ sang Phục hưng

2.1.2.3. Khác với chủ nghĩa duy vật chất phác + Chất phác (dựa trên giác quan, cảm xúc, chưa được khoa học kiểm chứng) + Siêu hình (khoa học, xem xét sự vật hiện tượng, có kiểm chứng)

2.1.3. 3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

2.1.3.1. Do Marx, Engels xây dựng, Lenin phát triển. Khắc phục hạn chế của CNDV chất phác và CNDV siêu hình, phản ánh thế giới trong sự liên hệ, vận động, chuyển hoá và phát triển không ngừng.

2.1.3.2. Đạt tới trình độ: DV triệt để trong cả TN & XH; biện chứng trong nhận thức; là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.

2.2. Chủ nghĩa duy tâm

2.2.1. 1. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

2.2.1.1. thừa nhận tính thứ nhất của ý thức của con người. Trong khi chỉ phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác (là thứ của con người có liên quan tới chủ thể)

2.2.2. 2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan

2.2.2.1. thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan (ý niệm, tinh thần tuyệt đôi, lý tính thế giới,...) có trước và tồn tại độc lập với con người.

2.3. Nhị nguyên luận

2.3.1. Trong lịch sử triết học cũng có những nhà triết học giải thích thế giới bằng cả hai bản nguyên có thể cùng quyết định nguồn gốc và sự vận động của thế giới.

3. Khả tri luận và bất khả tri luận

3.1. Thuyết khả tri

3.1.1. Con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật. Cảm giác biểu tượng, quan niệm nói chung, ý thức mà con người có được về sự vật là phù hợp với bản thân sự vật

3.2. Thuyết hoài nghi

3.2.1. Nghi ngờ tri thức đã đạt được. Cho rằng tri thức con người không thể đạt đến chân lý khách quan

3.3. Thuyết bất khả tri

3.3.1. Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp, và cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặcđiểm … của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng.

4. Biện Chứng và Siêu Hình

4.1. Khái Niệm

4.1.1. Nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý **bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận**

4.1.2. Phương pháp siêu hình

4.1.2.1. Nhận thức đối tượng ở trại thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các quan hệ được **xem xét và coi các mặt đối lập có ranh giới tuyệt đối**

4.1.2.2. Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh; đồng nhất đối tượng với trạng thái tĩnh nhất thời đó

4.1.3. Phương Pháp Biện Chứng

4.1.3.1. Nhận thức đối tượng trong mối liên hệ vốn có của nó. Đối tượng và các thành phần của đối tượng luôn trong sự lệ thuộc, ảnh hưởng, ràng vuộc, quy định lẫn nhau.

4.1.3.2. Nhận thức đối tượng ở trạng thái luôn vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng phổ quát là phát triển. Quá trình vận động này thay đổi cả về lượng và về chất của các sự vật, hiện tượng.

4.1.4. Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử

4.1.4.1. Phương pháp biện chứng duy tâm

4.1.4.1.1. Do tính biện chứng trong ý thức tạo ra

4.1.5. Không loại bỏ cả 2 phương pháp

4.1.5.1. Có thể chạy đua thay đổi với đối tượng được hay ko? Tại sao đề cao pp biện chứng? - Vì trong pp biện chứng chứa pp siêu hình

4.2. Thế nào là thế giới quan duy tâm

4.2.1. Thế giới quan là quan điểm, nhận định, tình cảm, lý tưởng về thế giới xung quanh

4.3. Tính chất duy tâm là gì

4.4. Các hình thức của phép biện chứng trong lịch sử

4.4.1. Là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và phương thức

4.4.1.1. Phép biện chứng duy vật Thế giới quan: Duy vật Phương pháp luận: Biện chứng

4.4.2. Biện chứng của ý niệm --> Biện chứng của sự vật

4.4.2.1. Phép biện chứng duy tâm Phương pháp luận: biện chứng Thế giới quan: Duy tâm

4.4.3. Vũ trụ vận động Biến hoá

4.4.3.1. Phép biện chứng cổ đại Trực quan, tự phát

4.4.3.1.1. Phép biện chứng chất phát thời cổ đại

5. Khái lược về triết học (Chương I)

5.1. Nguồn gốc của triết học

5.1.1. Nguồn gốc xã hội

5.1.1.1. Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp, tức là khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành

5.1.1.2. Lao động trí óc đã tách khỏi lao động chân tay. Tầng lớp trí thức đã có điều kiện và đủ năng lực hệ thống hoá các quan niệm, quan điểm thành học thuyết, lý luận.

5.1.2. Nguồn gốc nhận thức

5.1.2.1. Nhận thức thế giới là nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người

5.1.2.2. Con người không thoả mã với cách giải thích mơ hồ, rời rạc, phi logic của các tín ngưỡng, tôn giáo; và cũng không hài lòng với các tri thức riêng lẻ, cục bộ về thế giới nên đã tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá các tri thức ấy thành hệ thống những khái niệm, phạm trù, quan điểm, luận thuyết, … đủ sức phổ quát để giải thích thế giới.

5.1.2.3. Nguồn gốc nhận thức của triết học là nói đến sự hình thành và phát triển tư duy trừu tượng, của năng lực khái quát trong nhận thức của con người

5.2. Triết học là gì

5.2.1. “Triết học là sự xem xét lý tính, trừu tượng và có phương pháp về thực tại với tính cách là một chỉnh thể hoặc những khía cạnh nền tảng của kinh nghiệm và sự tồn tại người. Sự truy vấn triết học là thành phần trung tâm của lịch sử trí tuệ của nhiều nền văn minh.” (Encyclopaedia Britannica).

5.2.2. “Triết học là hình thức đặc biệt của nhận thức và ý thức xã hội về thế giới, được thể hiện thành hệ thống tri thức về những nguyên tắc cơ bản và nền tảng của tồn tại người, về những đặc trưng bản chất nhất của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và với đời sống tinh thần.”(Viện Triết học Nga, Bách khoa thư triết học mới, 2001)

5.3. Đối tượng của triết học trong lịch sử

5.3.1. Triết học tạo điều kiện cho sự ra đời của các khoa học cụ thể, nhưng sự phát triển của các khoa học chuyên ngành cũng từng bước xóa bỏ vai trò của triết học tự nhiên cũ, làm phá sản tham vọng của các nhà triết học trước Marx, xem “triết học là khoa học của các khoa học”.

5.3.2. Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.

5.3.3. Triết học Mác – Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

5.4. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan

5.4.1. Thế giới quan

5.4.1.1. Là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao gồm cá nhân, xã hội và cả nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

5.4.2. Hạt nhân lý luận của thế giới quan

5.4.2.1. 01. Bản thân triết học chính là thế giới quan

5.4.2.2. 02. Triết học là nhân tố cốt lõi trong các thế giới quan khác (thế giới quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan của các dân tộc …)

5.4.2.3. 03. Triết học bao giờ cũng ảnh hưởng, chi phối các thế giới quan khác (thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường …)

5.4.2.4. 04. Thế giới quan triết học quy định các thế giới quan và các quan niệm khác

5.4.3. Vai trò của thế giới quan

5.4.3.1. Thứ nhất Tất cả những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc thế giới quan.

5.4.3.2. Thứ hai Thế giới quan là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh quan tích cực; là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của từng cộng đồng xã hội nhất định.