Tứ Diệu Đế

Jetzt loslegen. Gratis!
oder registrieren mit Ihrer E-Mail-Adresse
Tứ Diệu Đế von Mind Map: Tứ Diệu Đế

1. Định nghĩa

1.1. Tứ: bốn

1.2. Diệu: hay, đẹp, quí báu

1.3. Đế: sự chắc chắn, rõ ràng, đúng đắn

1.4. Tứ diệu đế: là bốn sự thật chắc chắn, quí báu, hoàn toàn nhất, không có một giáo lý ngoại đạo nào có thể sánh kị

2. Tóm tắt

2.1. Khổ đế: Trình bày tất cả những nỗi đau trên thế gian này mà mỗi chúng sinh đều phải chịu

2.2. Tập đế: Trình bày nguyên nhân của bể khổ trần gian, là lý do vì đâu có những nỗi khổi ấy

2.3. Diệt đế: Trình bày rõ ràng hoàn cảnh quả vị an lành, tốt đẹp mà chúng sanh sẽ đạt đến khi đã diệt trừ được những nỗi khổ và những nguyên nhân của đau khổ

2.4. Đạo đế: Ðạo đế là những phương pháp đúng đắn, chắc thật để diệt trừ đau khổ

3. Khổ đế

3.1. Định nghĩa

3.1.1. Khổ: khó chịu đựng, khó kham nhẫn, những gì đau đớn.

3.1.2. Khổ đế: Sự thật đúng đắn về sự khổ.

3.2. Phân loại

3.2.1. Ba khổ

3.2.1.1. Khổ khổ: Khổ vì nhiều cái không thích chồng lên nhau, liên tiếp.

3.2.1.2. Hoại khổ: Khổ vì sự hoại diệt

3.2.1.3. Hành khổ: Khổ vì bị chi phối bởi những ý tưởng, dục vọng, tiềm thức, và luôn luôn chịu mệnh lệnh của chúng

3.2.2. Tám khổ

3.2.2.1. Sanh khổ

3.2.2.2. Già khổ

3.2.2.3. Bệnh khổ

3.2.2.4. Chết khổ

3.2.2.5. Chia ly người mình yêu thích

3.2.2.6. Mong cầu không thành hiện thực

3.2.2.7. Gặp người mình căm ghét

3.2.2.8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: khổ vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức

3.3. Mục đính

3.3.1. Hiểu rõ để tìm phương cách giải quyết

3.3.2. Không tham cầu để khỏi bị cuốn theo hoàn cảnh

3.3.3. Gắng sức tu thoát khổ

4. Tập đế

4.1. Định nghĩa

4.1.1. Tập: chứa nhóm, dồn thêm mỗi ngày

4.1.2. Tập đế là nguyên nhân của nỗi khổ tích trữ từ lâu đời.

4.2. Nguyên nhân gây đau khổ: 10 thứ

4.2.1. Tham

4.2.2. Sân: nóng giận

4.2.3. Si: si mê, mờ ám

4.2.4. Mạn: Nâng mình lên, hạ người xuống. Có 7 thứ

4.2.4.1. Mạn: hơn người ít mà nghĩ mình hơn nhiều

4.2.4.2. Ngã mạn: ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người

4.2.4.3. Quá mạn: mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng

4.2.4.4. Mạn quá mạn: người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người

4.2.4.5. Tăng thượng mạn: chưa chứng thánh quả mà cho mình đã chứng

4.2.4.6. Ty liệt mạn: mình thua người nhiều mà nói rằng thua ít

4.2.4.7. Tà mạn: người tu về tà đạo, được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết được đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người

4.2.5. Nghi: nghi ngờ làm cản trở sự tiến bộ. Có 3 loại.

4.2.5.1. Tự nghi: nghi mình

4.2.5.2. Nghi pháp: nghi phương pháp của mình

4.2.5.3. Nghi nhơn: nghi người

4.2.6. Thân kiến: Chấp thân này là thật, ta là thật

4.2.7. Biên kiến: chấp một bên, có thành kiến. Có 2 loại

4.2.7.1. Thường kiến: Chết rồi ta vẫn tồn tại mãi

4.2.7.2. Đoạn kiến: Chết là hết.

4.2.8. Kiến thủ: chấp sự hiểu sai của mình

4.2.8.1. Vì không ý thức được

4.2.8.2. Vì tự ái, cứng đầu

4.2.9. Giới cấm thủ: làm theo lời răn cấm vô lý, mê muội

4.2.10. Tà kiến: là lối tin không chơn chánh, trái sự thật

4.3. Thuộc tính của các nguyên nhân gây đau khổ

4.3.1. Kiết sử: sinh khởi nhanh hay chậm

4.3.1.1. Lợi sử

4.3.1.1.1. Dễ sanh khởi mà cũng dễ từ bỏ

4.3.1.1.2. Gồm

4.3.1.2. Độn sử

4.3.1.2.1. Là những phiền não chậm chạp, ngấm ngầm, khó dứt

4.3.1.2.2. Gồm

4.3.2. Kiến hoặc: mê lầm do vọng chấp, phân biệt của ý thức sinh ra

4.3.3. Tư hoặc: Từ vô thỉ, khó diệt trừ

4.3.3.1. Tham

4.3.3.2. Sân

4.3.3.3. Si

4.3.3.4. Mạn

5. Diệt đế

5.1. Định nghĩa

5.1.1. Diệt: tiêu diệt, diệt trừ

5.1.2. Diệt đế: thuyết minh về hoàn cảnh tốt đẹp sau khi diệt hết phiền não

5.2. Các bậc để diệt trừ mê lầm

5.2.1. Kiến đạo: Diệt trừ mê lầm khi thấy chánh đạo. Mê lầm này ở mức độ sự cạn cợt, tuyên truyền của sách vở, thầy dạy.

5.2.2. Tu đạo: Diệt trừ mê lầm, phiền não ở mức độ sâu kín, đâm sâu trong tâm thức, thói quen, sự chấp ngã, nhục dục, tham, giận, kiêu căn. Cần công phu tu trì mới đạt được.

5.3. Các tầng bậc tu chứng

5.3.1. 1.Tứ gia hạnh

5.3.1.1. Rời xa tà kiến

5.3.1.2. Xoay tâm ý, tư tưởng dần vào chân lý: vô thường, vô ngã, bất tịnh, tứ đế, để nhận chân được các tánh cách vô thường, vô ngã, bất tịnh, không thật v.v...của cuộc đời

5.3.1.3. Tứ gia hạnh gồm

5.3.1.3.1. Noản vị

5.3.1.3.2. Đảnh vị

5.3.1.3.3. Nhẫn vị

5.3.1.3.4. Thế hệ nhất vị

5.3.2. 2.Tu đà hoàn

5.3.2.1. Ở quả vị này, ý thức đã sáng suốt, không còn bị mê lầm nữa, song thất thức còn chấp ngã, nên phải trở lại trong cõi Dục, nhiều nhất là bảy phen sanh tử nữa, mới gọt sạch các kiết sử phiền não thầm kín, nằm nép trong tâm thức, và chứng quả A La Hán.

5.3.3. 3.Tư đà hàm

5.3.3.1. Một lần ở cõi Dục để tu hành dứt sạch mê lầm tiến đến A la hán.

5.3.3.2. Sau khi chứng quả Thánh đàu tiên rồi, phải tu nữa để đoạn trừ tư hoặc, mới chứng được bậc nầy. Tuy nhiên, ở cõi Dục có chín phẩm tư hoặc, mà vị này chỉ mới đoạn có 6 phẩm, còn 3 phẩm nữa chưa đoạn. Nghĩa là mới đoạn sáu phẩm thô thiển bên ngoài, còn ba phẩm sâu kín bên trong chưa đoạn. Vì thế, phải trở lại một phen để đoạn cho hết ba phần sau, mới bước lên Thánh quả thứ ba là A na hàm được.

5.3.4. 4.A Na Hàm

5.3.4.1. Ðến địa vị A na hàm nầy những mê lầm ấy không còn nữa, nên không bị tái sanh ở đấy nữa, trừ trường hợp phát nguyện trở lại cõi nầy để độ sanh.

5.3.4.2. Vẫn còn mang trong mình những mê lầm vi tế cu sanh của hai cõi Sắc và Vô sắc.

5.3.5. 5.A La Hán

5.3.5.1. Ứng cúng: Vị nầy có phước đức hoàn toàn, trí huệ hơn cả, đáng làm nơi phước điền cho chúng sinh cúng dường.

5.3.5.2. Phá ác: Vị nầy đã phá tan những nhiền não tội ác, không còn bị chúng khuấy phá sai sử trói vuộv nữa.

5.3.5.3. Vô sanh: Vị nầy không còn bọ xoay vần trong sanh tử luân hồi nữa, vì đã phá trừ được phiền não là yếu tố của sanh tử luân hồi.

5.3.5.4. Ðây là quả vị cao nhất, trong Thanh Văn Thừa

5.4. Diệt đế là niết bàn

5.4.1. Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết Bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi.

5.4.2. Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại. Niết Bàn còn có nhiêu fnghĩa khác nữa, song tóm lại không ngoài ba nghĩa: Bất sanh, giải thoát, tịch diệt.

6. Đạo đế

6.1. Định nghĩa: là phần quan trọng được Phật dạy để thành Đạo quả

6.2. Gồm 37 phẩm, chia ra làm 7 loại

6.2.1. Tứ niệm xứ

6.2.1.1. Định nghĩa

6.2.1.1.1. Tứ: bốn

6.2.1.1.2. Niệm: Hằng nghĩ, nhớ

6.2.1.1.3. Xứ: nơi chốn

6.2.1.1.4. Tứ niệm xứ: bốn điều cần để tâm nhớ nghĩ đến

6.2.1.2. Bao gồm

6.2.1.2.1. Quán thân bất tịnh

6.2.1.2.2. Quán tâm vô thường

6.2.1.2.3. Quán pháp vô ngã

6.2.1.2.4. Quán thọ thị khổ

6.2.2. Tứ chánh cần

6.2.2.1. Định nghĩa

6.2.2.1.1. Tứ Chánh cần là bốn phép siêng năng Tinh tấn hợp với chánh đạo

6.2.2.2. Bao gồm

6.2.2.2.1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh

6.2.2.2.2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh

6.2.2.2.3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh

6.2.2.2.4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh

6.2.3. Tứ như ý túc

6.2.3.1. Định nghĩa

6.2.3.1.1. Tứ Như ý túc là bốn phép thiền định

6.2.3.1.2. Bốn phương tiện giúp chúng ta thành tựu các tam ma địa Samadhi: (chánh định)

6.2.3.2. Bao gồm

6.2.3.2.1. Dục như ý túc

6.2.3.2.2. Tinh tấn như ý túc

6.2.3.2.3. Nhất tâm như ý túc

6.2.3.2.4. Quán như ý túc

6.2.4. Ngũ căn

6.2.4.1. Ngũ căn là năm căn. Căn đây tức là căn bản, là gốc rễ, là nguồn gốc để tất cả các thiện pháp xuất phát.

6.2.4.2. Gồm

6.2.4.2.1. Tín

6.2.4.2.2. Tấn

6.2.4.2.3. Niệm

6.2.4.2.4. Định

6.2.4.2.5. Huệ

6.2.5. Ngũ lực

6.2.5.1. Ngũ lực tức là năm năng lực vĩ đại, năm thần lực của Ngũ căn

6.2.5.2. Gồm 5 thành phần

6.2.5.2.1. Tín lực: tức là thần lực của đức tin, hay sức mạnh lớn lao, vi diệu do tín căn phát sinh.

6.2.5.2.2. Tấn lực: tức thần lực của đức tinh tấn, hay sức mạnh bất thối chuyển, kiên cố, có thể sang bằng mọi trở lực, sức mạnh này do tấn căn phát sinh.

6.2.5.2.3. Niệm lực: tức là thần lực của sự ghi nhớ, hay sức mạnh lớn lao bền chắc của niệm căn.

6.2.5.2.4. Ðịnh lực: tức thần lực của sự tập trung tư tưởng hay sức mạnh vĩ đại của định căn.

6.2.5.2.5. Huệ lực: tức thần lực của trí huệ hay sức mạnh vô biên của huệ căn.

6.2.6. Thất Bồ đề phần

6.2.6.1. Định nghĩa

6.2.6.1.1. Bồ đề do phiên âm chữ Phạn Boddhi mà ra. Người Trung hoa dịch là Giác đạo, hay đạo quả gíac ngộ.

6.2.6.1.2. Phần là từng phần, từng loại.

6.2.6.1.3. hất Bồ đề phần là bảy pháp tu tập tuần tự hướng đến đạo quả vô thường Bồ đề, hay bảy pháp giúp người tu hành thành tựu đạo quả Ðại giác.

6.2.6.2. Gồm

6.2.6.2.1. Trạch pháp

6.2.6.2.2. Tinh tấn

6.2.6.2.3. Hỷ

6.2.6.2.4. Khinh an

6.2.6.2.5. Niệm

6.2.6.2.6. Định

6.2.6.2.7. Xả

6.2.6.3. Kết quả

6.2.6.3.1. Tất cả các pháp ác đều được tiêu trừ

6.2.6.3.2. Tất cả pháp lành càng ngày càng tăng trưởng.

6.2.6.3.3. Vì thường tu thiện, đoạn ác, nên luôn luôn được an lạc, không bị đau khổ.

6.2.6.3.4. Sẽ chứng thành Phật quả.

6.2.7. Bát chánh đạo phần

6.2.7.1. Định nghĩa

6.2.7.1.1. Là con tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện nhiệm màu đến đời sống chí diệu.

6.2.7.2. Gồm

6.2.7.2.1. Chánh kiến

6.2.7.2.2. Chánh tư duy

6.2.7.2.3. Chánh ngữ

6.2.7.2.4. Chánh nghiệp

6.2.7.2.5. Chánh mạng

6.2.7.2.6. Chánh tinh tấn

6.2.7.2.7. Chánh niệm

6.2.7.2.8. Chánh định