1. HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
1.1.1. Phương thức sản xuất
1.1.1.1. Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
1.1.1.2. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa hai yếu tố: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
1.1.1.2.1. Lực lượng sản xuất
1.1.1.2.2. Quan hệ sản xuất
1.1.2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1.1.2.1. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
1.1.2.1.1. Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất có tính năng động, cách mạng, thường xuyên vận động và phát triển
1.1.2.1.2. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”, “tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.1.2.1.3. Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mới trong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất.
1.1.2.2. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
1.1.2.2.1. Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
1.1.2.3. Ý nghĩa của quy luật
1.1.2.3.1. Quy luật cho thấy, trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất.
1.1.2.3.2. Là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN
1.2.1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
1.2.1.1. Khái niệm:
1.2.1.1.1. Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy
1.2.1.2. Cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội
1.2.1.2.1. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
1.2.1.2.2. Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt bản chất các chế độ xã hội khác nhau.
1.2.1.2.3. Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.
1.2.2. Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người
1.2.2.1. Sự phát triển của xã hội tuân theo quy luật khách quan, đó là: Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX và quy luật biện chứng giữa CSHT và KTTT .
1.2.2.2. Sự vận động phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất.
1.2.2.3. Tiến trình lịch sử xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử.
2. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
2.1. NHÀ NƯỚC
2.1.1. Nguồn gốc của nhà nước
2.1.1.1. Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện nhà nước là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện chế độ tư hữu.
2.1.1.2. Nguyên nhân trực tiếp đẫn tới sự xuất hiện nhà nước là do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được.
2.1.2. Bản chất của nhà nước
2.1.2.1. Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác.
2.1.2.2. Nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp, không có nhà nước đứng trên, đứng ngoài giai cấp.
2.1.2.3. Nhà nước dù có tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh và mang bản chất giai cấp.
2.1.3. Đặc trưng cơ bản của nhà nước
2.1.3.1. Một là, nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
2.1.3.2. Hai là, nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên
2.1.3.3. Ba là, nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền
2.2. CÁCH MẠNG XÃ HỘI
2.2.1. Nguồn gốc của cách mạng xã hội
2.2.1.1. Nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ đòi hỏi được giải phóng, phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu đang là trở ngại cho sự phát triển của lực lượng sản xuất
2.2.1.2. Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng xã hội.
2.2.2. Bản chất của cách mạng xã hội
2.2.2.1. Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.2.2.2. Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn.
2.2.2.3. Tính chất của cách mạng xã hội: Tính chất của mỗi cuộc cách mạng xã hội chịu sự qui định bởi mâu thuẫn cơ bản, vào nhiệm vụ chính trị mà cuộc cách mạng đó phải giải quyết như: lật đổ chế độ xã hội nào? xóa bỏ quan hệ sản xuất nào? thiết lập chính quyền thống trị cho giai cấp nào? thiết lập trật tự xã hội theo nguyên tắc nào?
2.2.2.4. Lực lượng cách mạng xã hội
2.2.2.5. Động lực cách mạng
2.2.2.6. Đối tượng của cách mạng xã hội
2.2.2.7. Giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội
2.2.2.8. Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội
2.2.2.9. Nhân tố chủ quan trong cách mạng xã
2.2.2.10. Thời cơ cách mạng
3. TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI
3.1. Khái niệm con người và bản chất con người
3.1.1. Con người là thực thể sinh học - xã hội
3.1.1.1. Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội; có sự thống nhất giữa phương diện sinh học và phương diện xã hội.
3.1.2. Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
3.1.2.1. Con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người.
3.1.2.2. Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.
3.1.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
3.1.3.1. Con người tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức
3.1.3.2. Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người
3.1.3.3. Sự tồn tại và phát triển của con người luôn chịu sự tác động của môi trường sống, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
3.1.4. Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội
3.1.4.1. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng.
3.1.4.2. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
3.1.4.3. Thông qua các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát triển.