TÚ XƯƠNG 陳濟昌

马上开始. 它是免费的哦
注册 使用您的电邮地址
TÚ XƯƠNG 陳濟昌 作者: Mind Map: TÚ XƯƠNG  陳濟昌

1. CUỘC ĐỜI

1.1. Cuộc đời ông nằm gọn trong giai đoạn nước mất, nhà tan.

1.2. Năm Tú Xương ba tuổi (1873) Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh.

1.3. Năm mười bốn tuổi (1884) triều đình ký hàng ước dâng đất nước ta cho giặc

1.4. Tuổi thơ của Tú Xương trôi qua trong những ngày đen tối và ký ức về những cuộc chiến đấu của các phong trào khởi nghĩa chống Pháp cũng mờ dần

1.5. Năm 1897, Pháp đặt nền móng cai trị đất nước, xã hội có nhiều biến động, nhất là ở thành thị. Tú Xương lại sinh ra và lớn lên ở thành thị vào thời kỳ chế độ thực dân nửa phong

1.6. Có thể nói, đứng trước sự tha hoá của xã hội nên nguyên tắc Tam cương ngũ thường của Tú Xương không đậm như Nguyễn Khuyến và càng xa rời Ðồ Chiểu.

2. CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

2.1. THƯƠNG VỢ

2.1.1. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không!

2.2. VĂN TẾ SỐNG VỢ

2.2.1. Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn? Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở! Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ Thế mà: Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở. Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen? Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ? Thôi thôi Chết quách yên mồ Sống càng nặng nợ Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ

2.3. NĂM MỚI CHÚC NHAU

2.3.1. Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. Phen này ông quyết đi buôn cối, Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu: Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu? Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc, Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu. Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang: Đứa thì mua tước, đứa mua quan. Phen này ông quyết đi buôn lọng, Vừa bán vừa la cũng đắt hàng. Lẳng lặng mà nghe nó chúc con: Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn. Phố phường chật hẹp, người đông đúc, Bồng bế nhau lên nó ở non. Bắt chước ai ta chúc mấy lời: Chúc cho khắp hết ở trong đời. Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước, Sao được cho ra cái giống người.

3. SỰ NGHIỆP

3.1. THƠ VĂN

3.1.1. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình

3.1.2. Số lượng: khoảng 100 tác phẩm, chủ yếu là thơ Nôm và một số bài văn tế, câu đối, phú.

3.1.3. Cuộc đời nhiều gian truân nhưng ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca bất tử.

3.2. THI CỬ

3.2.1. Cuộc đời ông chỉ gắn liền với thi cử, tính ra có tất cả tám lần, đó là các khoa

3.2.1.1. Bính Tuất (1886)

3.2.1.2. Mậu Tý (1888)

3.2.1.3. Tân Mão (1891)

3.2.1.4. Giáp Ngọ (1894)

3.2.1.5. Đinh Dậu (1897)

3.2.1.6. Canh Tý (1900)

3.2.1.7. Quý Mão (1903)

3.2.1.8. Bính Ngọ (1906)

4. CON NGƯỜI

4.1. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định

4.2. Trần Tế Xương (1870- 1907), tên thật là Trần Duy Uyên, thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên , huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định .

4.3. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua).

4.4. Sinh ra và lớn lên trong buổi thực dân xâm lược, Hán học đã suy tàn, thân phận nhà nho càng thấm thía nỗi nhục của người trí thức nô lệ.

4.5. Con người: Cá tính, sắc sảo, phóng túng khó gò vào khuôn sáo trường quy nên dù có tài song thi cử lận đận

4.6. Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng

4.7. Phạm Thị Mẫn từ một cô gái quê Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ. Tiếng có miếng không, gặp hay chăng chớ trở thành bà Tú tần tảo một nắng hai sương.